Kiêng cữ khi mang thai là điều mà mọi mẹ bầu cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều hiểu rõ những việc nên và không nên làm khi mang thai.

Rất nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt là người mang thai lần đầu, rất hoang mang và lo lắng. Họ luôn muốn chăm sóc và nuôi dưỡng thai nhi được khỏe mạnh. Có rất nhiều lưu ý dành cho phụ nữ mang thai khiến họ hoang mang không biết đâu là đúng, đâu là sai. Hãy cùng TTD tìm hiểu rõ hơn về những kiêng cữ khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kiêng cử khi mang thai: Việc nên làm

Uống vitamin tổng hợp

Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng lành mạnh để hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày có thể không đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ.

Thông thường, những loại vitamin cần cho thai kỳ thường được bổ sung ở liều lượng cao hơn, như axit folic, canxi và sắt. Những vitamin này hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hơn và giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra một loại vitamin tổng hợp hoặc một loạt các vitamin tốt nhất cho bạn.

Một loại vitamin tổng hợp thường bao gồm DHA, EPA hoặc cả hai. Đây là những chất béo omega – 3 rất quan trọng cho sự phát triển trí não của bé. Mặc dù vậy, bạn không nên dùng nhiều hơn một liều vitamin tổng hợp. Một số vitamin với liều lượng cao có thể gây hại cho thai nhi.

Ngủ nhiều

Thay đổi nồng độ hormone và lo lắng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong suốt chín tháng mang thai. Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối, cần ngủ rất nhiều.

Hãy chợp mắt nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và ngủ trưa bất cứ khi nào có thể. Bạn cũng cần thiết lập thời gian ngủ và thực hiện theo. Bạn nên cố gắng ngủ từ 7–9 tiếng mỗi đêm. Mệt mỏi là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, vì vậy hãy cố ngủ càng nhiều càng tốt.

Vận động

Ông bà ta thường quan niệm mẹ bầu không nên vận động khi mang thai, điều này là không đúng. Hiện nay, chúng ta biết rằng tập thể dục là tốt cho mẹ và bé. Trên thực tế, tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn chống lại nhiều vấn đề phát sinh trong thai kỳ, bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Đau cơ
  • Tăng cân quá mức
  • Vấn đề tâm lý

Nếu bạn thường tập thể dục trước khi mang thai, hãy duy trì nó. Hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ thay đổi thói quen nào bạn nên thực hiện, đặc biệt là khi bạn chuyển sang tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nếu bạn không duy trì tập thể dục đều được, hãy hỏi bác sĩ về việc kết hợp các động tác thể dục vào các hoạt động hàng ngày. Họ có thể hướng dẫn các bài tập an toàn và thoải mái cho bạn và thai nhi.

Ăn hải sản

Hải sản chứa nhiều vitamin và khoáng chất chẳng hạn như axit béo omega-3 tốt cho tim, kẽm và sắt. Tất cả đều là các chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hải sản chưa nấu chín hoặc sống cũng có thể gây nguy hại.

Hải sản có thể chứa vi khuẩn và virus có hại. Các vi khuẩn và virus này có thể được tiêu diệt khi nấu chín. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá sống vì có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như các loại cá:

  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá kình
  • Cá thu

Ăn nhiều loại hải sản để bạn không bổ sung duy nhất khoáng chất từ một loại hải sản. Không nên ăn quá 340g cá mỗi tuần.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục khi mang thai là điều bình thường, miễn là bạn không có các nguy cơ biến chứng như nhau điền đạo hoặc một dạng khác của các rủi ro khi mang thai. Tránh quan hệ khi bị vỡ nước ối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc quan hệ tình dục khi mang thai, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Tập yoga

Bạn nên tránh Bikram yoga hoặc Hot yoga khi mang thai. Hãy tìm học các lớp yoga trước khi sinh hoặc các lớp được thiết kế với bài tập nhẹ nhàng. Các giáo viên sẽ biết tư thế nào tốt và không tốt cho thai nhi.

Nếu bạn chưa từng tập yoga trước khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi đăng ký lớp học.

Tiêm phòng cúm

Các chị em nên tim ngừa cúm trước khi chuẩn bị mang thai hoặc có thể tiêm trong lúc mang thai, nếu không có chống chỉ định từ nhà sản xuất thuốc. Thuốc tiêm này không phải là virus sống. Nếu bạn bị nhiễm cúm khi mang thai, nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe cao hơn người không mang thai bị nhiễm. Vắc-xin sẽ bảo vệ bạn cũng như thai nhi đang phát triển.

Tăng cân hợp lý

Nhiều mẹ bầu quan niệm “ăn cho hai người”, vì vậy thường ăn bất cứ món ăn mình thích. Điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé. Thay vào đó, bạn hãy đề ra kế hoạch những món bạn có thể ăn và ăn bao nhiêu là đủ.

Tăng cân nhiều khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi nhiều hơn. Trong ba tháng đầu tiên, bạn chỉ cần thêm khoảng 100 calo mỗi ngày để hỗ trợ thai nhi phát triển. Vào tam cá nguyệt thứ ba, số lượng calo bổ sung là gần 300 mỗi ngày.

Chú ý sức khỏe răng miệng

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo thai phụ nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

2. Kiêng cử khi mang thai: Việc không nên làm.

Không hút thuốc

Phụ nữ hút thuốc lá khi mang thai có thể khiến trẻ có cân nặng lúc sinh và khả năng học tập thấp hơn những trẻ có mẹ không hút thuốc. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc khi mang thai sẽ có xu hướng hút thuốc lá sớm trong tương lai, do nghiện nicotine sinh lý. Vì vậy, một trong những kiêng cữ khi mang thai bạn cần lưu ý là không hút thuốc lá.

Không uống rượu

Rượu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ uống rượu khi mang thai có thể sinh con mắc hội chứng rối loạn thai do rượu (FAS). Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm:

  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Thiểu năng học tập
  • Rối loạn hành vi
  • Chậm tăng trưởng và phát triển

Ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn cần giúp đỡ cai rượu trong khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Càng nhận được sự giúp đỡ sớm, em bé càng khỏe mạnh.

Không ăn thịt sống

Thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như bệnh listeriosis và bệnh toxoplasmosis. Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguy cơ. Những tình trạng này có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và thậm chí sẩy thai. Hãy chắc chắn rằng tất cả trứng và thịt mà bạn ăn trong khi mang thai phải được nấu chín.

Không ăn các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng

Canxi rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhưng các mẹ bầu phải cẩn thận với cách bổ sung canxi từ sữa.

Sữa tươi không được khuyến khích cho mẹ bầu vì nó không được tiệt trùng. Những loại sữa này không được làm nóng để tiêu diệt vi khuẩn có thể khiến bạn bị bệnh. Cụ thể, sữa tươi có thể chứa vi khuẩn Listeria, có thể gây bệnh tật, sẩy thai hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Không ngồi trong bồn nước ấm hoặc hoặc phòng xông hơi

Mặc dù tắm nước ấm hoặc xông hơi có thể giúp bạn thư giãn, nhưng nhiệt độ cao ở những nơi này có thể quá nguy hiểm cho mẹ bầu. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy việc tắm trong bồn nước ấm hoặc phòng xông hơi trong ba tháng đầu thai kỳ có thể tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai.

Không uống nhiều caffein

Một trong những việc kiêng cữ khi mang thai là không dùng nhiều đồ uống có caffein. Caffein có thể đi qua nhau thai và làm tăng nhịp tim của bé. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thể tiêu thụ một hoặc hai tách cà phê an toàn mỗi ngày, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế uống cà phê trong khi mang thai.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X