Cơ thể luôn rất trung thực, những triệu chứng khó chịu bất thường là sự nhắc nhở chúng ta cần chú ý tới sức khỏe và điều chỉnh lối sống kịp thời trước khi điều đáng tiếc xảy ra.
Xiao Wang năm nay 25 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học 2 năm. Bằng nỗ lực của bản thân, anh đã tìm được việc làm tại một công ty có tiếng. Là người nhiệt tình, Wang được lãnh đạo trọng dụng giao cho nhiều dự án mới của công ty. Để hoàn thành nhiệm vụ, Wang làm việc hơn 14 tiếng/ ngày và liên tục làm thêm giờ. Mỗi ngày, ngoài thời gian ăn và ngủ, Wang đều làm việc, không tập thể dục và không giao du với bất kỳ ai. Sau 3 tháng đi làm, Wang bị đột quỵ khi đang làm việc và không qua khỏi.
Dạo gần đây, tin tức về những trường hợp người trẻ đột tử khi đang làm việc ngày càng nhiều khiến người khác không khỏi xót xa và đặt ra câu hỏi: Tại sao đột tử ngày càng trẻ hóa?
Đặc điểm chung của nhóm người trẻ bị đột tử.
Một bài báo phân tích đặc điểm dịch tễ học khi khám nghiệm tử thi của 5.516 trường hợp đột tử ở Trung Quốc được đăng trên tạp chí Y học cấp cứu Trung Quốc cho thấy, các trường hợp bị đột tử đều mắc các bệnh mãn tính. Trong số hơn 5.000 trường hợp đột tử, 37,95% bị cao huyết áp, 30,02% mắc bệnh tim, 23,79% bị tiểu đường, tiếp theo là các bệnh tăng lipid máu, u và cường giáp…
Trước kia, đối tượng mắc các bệnh mãn tính này thường là người cao tuổi, nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều. Theo thống kê, khi đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhiều thanh niên trẻ đã bị mỡ máu cao, axit uric trong máu cao bất thường và có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Nhiều người trẻ lấy cơ bận rộn với công việc, thường xuyên thức khuya, tinh thần căng thẳng trong thời gian dài, lại ít vận động, ăn uống thiếu điều độ. Đó chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ người trẻ đột tử ngày càng cao.
Cơ thể bạn không biết nói dối.
Khi nói đến ung thư, ai cũng sợ, đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang ở “giai đoạn cuối cuộc đời”. Nhưng khi nói đến các bệnh mãn tính thường gặp như đái tháo đường, mỡ máu cao, cao huyết áp thì nhiều người vẫn chủ quan. Họ cho rằng các bệnh này diễn tiến chậm, không nghiêm trọng, không khẩn cấp…
Trước khi đột ngột qua đời, Xiao Wang từng kiểm tra sức khỏe và phát hiện mắc bệnh tiểu đường. Gia đình Wang cũng có tiền sử di truyền bệnh tiểu đường. Cha của Wang mắc bệnh khí 47 tuổi, trong khi con trai mới 25 tuổi. Điều này liên quan đến việc từ lâu Wang đã có lối sống không lành mạnh.
Cơ thể luôn rất trung thực, những triệu chứng khó chịu bất thường là sự nhắc nhở chúng ta cần chú ý tới sức khỏe và điều chỉnh lối sống kịp thời. Wang thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, nhưng lại không mấy chú ý tới những triệu chứng này. Và cuối cùng, bi kịch đã xảy ra.
Bệnh mãn tính khó kiểm soát
Bệnh mãn tính tồn tại thời gian dài trong cơ thể, ít biểu hiện ra ngoài và cần theo dõi một cách tổng quát, lâu dài. Thời gian ủ bệnh mãn tính rất lâu, khó xác định thời điểm phát bệnh và không nhiều người phát hiện ra bản thân đang mắc bệnh. Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính cũng khó có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Nguyên nhân những người trẻ mắc bệnh mãn tính có thể lý giải tóm tắt trong 3 điều: ăn uống không kiểm soát, tập thể dục quá ít và thường xuyên căng thẳng. Theo biểu hiện lâm sàng có thể chia thành 3 nhóm: một là các bệnh tim mạch và mách máu não như tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, bệnh mahcj vành, đột quỵ; hai là các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, gout và thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương… Ngoài ra còn có các bệnh khác như lao, chấn thương nặng, các bệnh làm tiêu hao quá mức năng lượng của cơ thể, gây mất cân bằng cơ thể…
Cuộc sống được cải thiện đã dẫn đến việc ăn uống quá dư thừa, giảm hoạt động thể lực, tăng ô nhiễm môi trường, khiến các bệnh mãn tính ngày càng phổ biến ở người trẻ. Trong số những người từ 50 tuổi trở lên ở Trung Quốc, 78,3% mắc ít nhất 1 bệnh mãn tính. Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, tỷ lệ tử vong do các bệnh mãn tính hiện này đã đứng đầu, chiếm 87% số ca tử vong.
Bệnh mãn tính được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Quá trình điều trị bệnh kéo dài, không có triệu chứng rõ rang nên người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã nặng. Bởi vậy, để kiểm soát sức khỏe của bản thân, bạn phải xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và đừng bỏ qua những dấu hiệu sức khỏe bất thường.
Theo thống kê của Medicine Network, 70% yếu tố dẫn đến bệnh mãn tính liên quan đến thói quen sinh hoạt. Thay đổi thói quen xấu là cơ sở để phòng ngừa các bệnh mãn tính.
Thứ nhất, hãy tạo cho bản thân một thời gian biểu đều đặn, ngủ sớm, dậy sớm để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Giấc ngủ đầy đủ có thể làm giảm đáng kể tình trạng huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ…
Thứ 2, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống không kiểm soát là thủ phạm gây tăng mỡ máu, đường huyết. Hãy chú ý ăn nhiều rau xanh, giảm thịt, tránh ăn quá no, ăn ít đồ chiên rán, hạn chế đồ uống có gas, cồn, và uống nhiều nước hơn.
Điều quan trọng nhất là kiên trì tập thể dục. Thói quen tập thể dục là phương thức hữu hiệu nhất để cải thiện sức khỏe bởi nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích tư duy tích cực và giữ cho con người luôn trong trạng thái tinh thần tốt.
Theo Aboulouwang