Miền Nam đã bắt đầu bước vào mùa mưa, khí hậu trở nên mát mẻ hơn, không còn cái nắng nóng của mùa nắng. Tuy nhiên, bên cạnh sự dễ chịu này thì mùa mưa cũng mang lại không ít phiền toái cho sức khỏe của chúng ta.

TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ sẽ bước vào mùa mưa sớm hơn mọi năm | Môi trường  | Vietnam+ (VietnamPlus)
TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ sẽ bước vào mùa mưa sớm hơn mọi năm 

Theo chuyên gia đây là thời gian mà khí hậu khá thuận lợi cho vi trùng, virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc sinh trưởng mạnh và dễ dàng tấn công chúng ta. Hệ hô hấp là một trong những cơ quan dễ bị tấn công nhất. Các đối tượng thường dễ mắc bệnh hơn: trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh; người lớn tuổi hay có bệnh mãn tính đi kèm thì sức đề kháng cũng kém đi; và phụ nữ khi mang thai thì hệ miễn dịch cũng kém đi. Các bệnh lý hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi … và có thể làm nặng thêm bệnh hô hấp sẵn có ở người lớn tuổi.

  • Cảm lạnh: cảm lạnh thông thường là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhât trong lúc giao mùa. Các dấu hiệu của cảm lạnh hay gặp mệt mỏi, uể oải, nhức mình, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt nhẹ và thường người bệnh khỏe dần sau 5 – 7 ngày. Bệnh do siêu vi gây ra nên không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ và các nhóm thực phẩm giàu vitamin C.
  • Cúm: cần phân biệt cảm lạnh thông thường và cúm. Triệu chứng cúm rầm rộ hơn, sốt cao hơn, đau nhức mình, mệt mỏi nhiều hơn. Ở các đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ có thai….bệnh dễ trở nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Khi có các triệu chứng này thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: triệu chứng thường cũng khá rầm rộ. Người bệnh có thể sốt cao, đau họng, ho đàm có màu, tức ngực, khó thở… Đối với các bệnh lý này, người bệnh nến đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng bệnh

Vị trí nào trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm?

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Một số cách giúp phòng bệnh hô hấp như sau:

Giữ ấm cơ thể: nhớ mang theo dù, áo mưa khi ra ngoài. Khi ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: đủ nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt ổn định, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Nhu cầu trung bình hàng ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, cần nhiều hơn khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, khi chơi thể thao, hay khi có tiêu chảy, ói…Chúng ta có thể dùng nước lọc thông thường, các loại nước trái cây, nước dừa hay các loại nước có điện giải pha sẵn.

Bổ sung vitamin C: có thể bổ sung vitamin C qua hình thức thuốc hay các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá: Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Thuốc lá vô cùng nguy hiểm đối với cơ quan hô hấp, 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư…

Ngủ đủ giấc: giấc ngủ giúp tái tạo sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Người trưởng thành cần giấc ngủ 6 – 8 giờ trong ngày, người cao tổi thì ít hơn và trẻ nhỏ thì dài hơn

Vệ sinh tay: nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm…Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi đi ra đường về nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng . Ở nước ta, việc vệ sinh mũi vẫn còn xa lạ, nhưng thực ra đây là thói quen cần được thực hiện đúng cách hàng ngày, tương tự như đánh răng hay rửa tay để bảo vệ sức khỏe.

Cách sử dụng thuốc xịt mũi họng phòng tránh bệnh đường hô hấp hiệu quả -  Nhà thuốc FPT Long Châu

Theo đó, gia đình nên chủ động hình thành thói quen “1-2-3 xịt sạch” ( cụ thể “mỗi ngày – 2 lần – 3 nhát xịt mỗi bên mũi”) hàng ngày để giảm thiểu tác hại từ bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Xoang mũi là hốc rãnh nên rất dễ bị ứ đọng bụi bẩn, chất độc hại và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh. Khi mỗi ngày phải tiếp xúc với ô nhiễm, thì tương ứng ngày nào cũng phải vệ sinh mũi sạch sẽ mới giúp phòng bệnh hô hấp hiệu quả. Đó là ý nghĩa số “1” – mỗi ngày. Số “2” là 2 lần. Một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Buổi sáng sau khi đánh răng, nhiệt độ môi trường giảm thấp, độ ẩm cao hơn, niêm mạc mũi họng dễ bị kích thích, tăng tiết dịch nên dễ gây ngạt mũi, sổ mũi, khó khở… nhất là đối với người viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Xịt sạch giúp mũi thông thoáng, rửa dị nguyên gây bệnh, hạn chế tái phát viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Còn buổi tối trước khi đi ngủ là cách làm sạch khoang mũi sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm bên ngoài. Nếu không vệ sinh khoang mũi trước khi đi ngủ thì “ổ bệnh” này sẽ phát triển, gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Số “3” trong công thức “1-2-3” là xịt 3 nhát cho mỗi bên mũi.

Những sản phẩm nước biển sâu với công nghệ xịt phun sương, chỉ 3 nhát xịt/lần cho mỗi bên. Áp lực van trong chai sẽ đưa một lượng nước biển sâu vừa đủ để thấm trong mũi và vào được các ngóc ngách trong mũi. Từ đó tống được các chất kích thích gây bệnh thường ứ đọng ở trong các ngách mũi, giúp mũi luôn thông thoáng, dễ thở, niêm mạc mũi phục hồi chức năng của mình.

Tiêm ngừa cúm: là một trong những biện phát tăng cường hệ miễn địch cơ thể. Vắc-xin cúm cần thiết mỗi mùa vì hai lý do:

  • Thứ nhất, đáp ứng miễn dịch của cơ thể từ việc chủng ngừa giảm dần theo thời gian, vì vậy cần có vắc-xin hàng năm để bảo vệ tối ưu.
  • Thứ hai, vì virus cúm liên tục thay đổi, việc xây dựng vắc-xin cúm được xem xét mỗi năm và được cập nhật khi cần thiết để theo kịp với việc thay đổi virus cúm. Để được bảo vệ tốt nhất, theo CDC mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn tuổi nên chủng ngừa cúm hàng năm. Bên cạnh đó người trên 65 tuổi, có các bệnh mãn tính đi kèm ( tim, tiểu đường, suyễn, COPD…) nên chích ngừa viêm phổi.
X