Chuyên gia giải đáp thắc mắc về lời đồn: “Mủ măng cụt xanh kỵ đường mía, nếu kết hợp có thể gây ngộ độc và gây tử vong”.

Thơm lừng, căng mọng và ngọt ngào là những gì người ta miêu tả về măng cụt chín. Năm nay, cả măng cụt xanh lẫn măng cụt chín đều được tìm mua nhiều, vì trà măng cụt hay gỏi măng cụt sống (xanh) đang là những món ăn “dậy sóng” khắp cõi mạng.

1652402595-2ef82662d4949ffbeae46664779761ec-width645height427.jpeg

Tuy nhiên mới đây trên mạng xã hội đang xôn xao một thông tin cho rằng: Mủ măng cụt kỵ đường mía, nếu kết hợp có thể gây ngộ độc và gây tử vong. Do đó, nhiều người cho rằng món măng cụt trộn gỏi cũng có thể gây độc vì đó là món ăn có sự hòa trộn giữa măng cụt sống (xanh) và đường. Vậy lời khuyên của chuyên gia về vấn đề này như thế nào?

“Mủ măng cụt + đường mía” sẽ tạo ra chất cực độc gây tử vong?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., có vị chát. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, có tác dụng trị tiêu chảy, kết lỵ, rối loạn kinh nguyệt…

Trả lời về câu hỏi, mủ măng cụt có kỵ đường mía hay không, lương y Sáng cho rằng trước hết phải hiểu rõ về tác động của mủ măng cụt đến cơ thể.

“Phần nhựa của quả măng cụt cũng giống như các loại quả khác đều không có lợi cho sức khỏe. Bởi bản chất nó là thứ giúp cho trái cây chống lại côn trùng và các vấn đề sâu hại khác… Việc gây hại đến đâu còn tùy vào việc chúng ta ăn ít hay nhiều. Phần lớn nhựa trái cây chỉ gây ra tác hại cho hệ tiêu hóa, gây táo bón, đau bao tử, đau dạ dày”, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng nói.

Xôn xao thông tin "mủ măng cụt + đường mía" sẽ tạo ra chất cực độc gây tử vong, không nên ăn măng cụt trộn gỏi, điều này có đúng? - Ảnh 2.

Cũng theo vị chuyên gia, trong y học cổ truyền hiện chưa có ghi chép nào nói rằng nhựa quả măng cụt kỵ với đường mía. Trong y học hiện đại lại càng không. Ngay cả các nước châu Âu, họ vẫn điều chế cả quả măng cụt làm nước uống. Thông tin nhựa măng cụt kết hợp đường mía rồi gây độc, gây chết người là không chính xác. Có chăng gây hại là do ăn quá nhiều nhựa măng cụt mà thôi.

Tuy nhiên vị chuyên gia nhấn mạnh: Việc ăn nhựa măng cụt là điều ít khi xảy ra trong cuộc sống, vì phần lớn mọi người chỉ ăn phần cùi, chứ không ăn phần vỏ. Phần cùi của quả măng cụt xanh giòn ngọt, không độc hại, do đó mọi người có thể sử dụng tùy theo nhu cầu. Có thể dùng làm món tráng miệng, hay là làm gỏi mà không có vấn đề gì cho sức khỏe.

Lương y Sáng chỉ lưu ý rằng khi dùng măng cụt xanh nên gọt sạch vỏ. Dù vỏ măng cụt có thể được điều chế để làm thuốc. Tuy nhiên để trở thành một bài thuốc hoàn chỉnh, nó phải được điều chế bằng cách sao, hấp và cần được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác… Chứ không thể ăn sống. Do đó, mọi người tuyệt đối không nên ăn vỏ măng cụt, nhất là vỏ măng cụt xanh vì rất nhiều nhựa.

gỏi-ga-mang-cụt-recipe-main-photo.jpeg

Những điều cần lưu ý khi ăn măng cụt

1. Không ăn quá nhiều

Măng cụt là loại quả giàu chất xơ, có vị ngọt cao. Dù rất tốt nhưng việc lạm dụng là không nên, dù là măng cụt xanh hay chín cũng đều không nên ăn nhiều. Chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg.

2. Cẩn trọng khi trẻ nhỏ ăn măng cụt

Trẻ em là đối tượng cần đặc biệt chú ý khi ăn loại quả này vì có thể bị hóc hạt măng cụt. Vì tính chất của hạt măng cụt đó là trơn nên rất dễ hóc phải. Tuy nhiên có nghiên cứu khẳng định trong hạt măng cụt chứa độc tố nguy hiểm, nhưng nó có thể đem lại hậu quả tương tự như khi nuốt dị vật. Nếu đường ruột không thải được dị vật khiến cho nó nằm lâu bên trong có thể gây ra tắc ruột.

3. Nhóm người nên hỏi bác sĩ trước khi ăn măng cụt

Măng cụt chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì, tiểu đường nên hạn chế ăn quả này. Bên cạnh đó, quả măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

X