Người Úc thường có thói quen ăn thịt trong mọi bữa ăn và không bao giờ có ý định xen kẽ một món ăn nào khác ngoài thịt.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, thực đơn giảm cân cần ăn nhiều rau củ để cải thiện bữa ăn và có được sức khỏe tốt. Hơn nữa, ăn nhiều thức ăn từ thực vật không có nghĩa là bạn phải ăn chay.
Thực đơn giảm cân với thức ăn có nguồn gốc thực vật bao gồm: các loại rau, củ, quả, bánh mì, hạt ngũ cốc, đậu,… và thực vật còn có trong các loại sữa ít béo, một số loại thịt,…
Qua cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người Úc, 70% cho thấy rằng ăn uống dựa trên nguồn thực vật sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, là thực đơn giảm cân hiệu quả. Nhưng khoa học đã chứng minh điều gì và ăn nhiều thịt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Lợi ích của sức khỏe từ việc ăn nhiều rau củ quả
Thực vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm chất béo chưa bão hòa, vitamin (như folate), khoáng chất (như kali), chất xơ và protein.
Ăn nhiều thức ăn từ thực vật sẽ giảm nguy cơ về bệnh mãn tính, béo phì, tim mạch, tiểu đường tuýp 2, viêm nhiễm và ung thư,…
Theo một nghiên cứu khoảng 20 năm trở lại, đã theo dõi hơn 2.000 người trưởng thành ở Mỹ, những người thường ăn nhiều rau củ hơn thịt cá có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 20% so với những người ít ăn rau củ.
Đa số những người ăn kiêng, người bị huyết áp thường chọn thực vật là nguồn thức ăn chính trong mỗi bữa ăn của họ để điều trị bệnh. Các loại rau, củ, quả, sữa ít béo,…tất cả loại thực phẩm này đều là mô hình tiêu biểu của chế độ ăn kiêng và điều trị bệnh mãn tính thường được nhiều người áp dụng.
Nên chế biến thức ăn từ thực vật như thế nào là đúng cách?
Quá trình chế biến thực phẩm có thể bạn đã vô tình loại bỏ đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Vì thế, bạn cần bổ sung muối và đường trong quá trình chế biến món ăn từ thực vật. Ví dụ các một số loại thực phẩm như bánh cam, bánh mỳ,… luôn chứa rất nhiều chất xơ và chúng có thể thay thế cả nước ép trái cây, bánh mì sandwich.
Nhưng không có nghĩa là tất cả việc chế biến đều vô tác dụng. Ví dụ như rau đông lạnh hay đóng hộp thì bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình ăn kiêng. Vì vậy, nên bảo quản và sơ chế đúng cách để có được bữa ăn ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ăn nhiều thịt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Thịt là nguồn thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin B, sắt, kẽm. Thịt đỏ cũng chứa lượng chất béo bão hòa và khi thịt chế biến ở nhiệt độ cao cũng cho lượng natri khá cao.
Ăn nhiều thịt đỏ sau khi chế biến, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt, thịt nướng,… sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh ung thư, tim mạch và tử vong cao hơn là ăn các loại thịt trắng như gà, cá, tôm,…
Ung thư: theo phân tích meta cho thấy nguy cơ bị bệnh ung thư đại tràng cao hơn 14%, tương đương ăn 100g thịt mỗi ngày.
Bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2: theo cuộc điều tra, những người ăn nhiều thịt sẽ có nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường cao hơn là những người khác.
Tử vong sớm: những người ăn nhiều thịt thường có nguy cơ dẫn đến một số bệnh và cũng dễ dẫn đến tử vong. Theo cuộc nghiên cứu đã theo dõi 500.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong 16 năm trở lại cho thấy những người tử vong vì những nguyên nhân khác chiếm 26% so với những người tử vong vì mắc bệnh tiểu đường, huyết áp. Đồng thời, nếu ăn nhiều thịt trắng thì nguy cơ tử vong sẽ giảm xuống tận 25%.
Như vậy chúng ta nên ăn gì?
Ăn nhiều trái cây, rau củ là chìa khóa để có được chế độ ăn lành mạnh. Mặc dù ăn nhiều thịt sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn biết xen kẽ thịt, cá, sữa ít béo… trong mỗi bữa ăn vẫn có được sức khỏe tốt. Quan trọng là bạn phải biết cân bằng lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu bạn đang có chế độ ăn kiêng, thì nên ăn nhiều loại thực vật và học theo cách ăn kiêng của người Úc, để có được sức khỏe và niềm hạnh phúc trong mỗi bữa ăn của mình. Bởi các chuyên gia Úc khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm như: rau, trái cây, ngũ cốc, thịt trắng, sữa ít chất béo,…hạn chế ăn thịt đỏ và uống sữa chứa nhiều chất béo.